A2 vô đối!
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

A2 vô đối!

tập đoàn A2 vô đối!
 
Trang ChínhTrang Chính  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Latest topics

 

 Văn Chương

Go down 
Tác giảThông điệp
_Rainbow_@

_Rainbow_@


Tổng số bài gửi : 115
Age : 33
Đến từ : Từ Tổ khởi đầu của lớp học-Đinh cư Tổ 1-bàn 2
Job/hobbies : Có thật nhiều bạn bè
Points : 158
Registration date : 25/04/2009

Văn Chương Empty
Bài gửiTiêu đề: Văn Chương   Văn Chương EmptySat Apr 25, 2009 10:59 pm

Nỗi buồn văn chương



Trần Thúy Hạnh - Phòng GDTrH Sở GD&ĐT

Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2007 - 2008 đã kết thúc. Các thầy cô làm giám khảo chấm môn Văn đã không thể không đau lòng trước thực tế nhiều bài thi của thí sinh rất kém về kiến thức và kĩ năng văn học. Hiện tượng không học bài, nghĩ gì nói nấy, bịa đặt, "sáng tác" ra nội dung sai lệch, kiến thức hổng, ngô nghê có khá nhiều. Đọc những bài văn, câu văn của các thí sinh này, giám khảo cười ... ra nước mắt.



--------------------------------------------------------------------------------


Sau đây tôi xin dẫn một số đoạn văn, câu văn các thầy cô vừa cung cấp cho trong quá trình chấm thi vừa rồi, mong ràng đây là dịp để chúng ta "Dọn vườn" và có những ví dụ sinh động rút kinh nghiệm cho học sinh trong quá trình học văn và làm văn.
I/ Khối THPT có 2 đề chọn 1. Đề 1 có câu: Theo Anh/chị, EnxaTơriôlê có vai trò như thế nào trong cuộc đời và thơ ca của Lui Aragông.?
Có TS trả lời rất "biện chứng" như sau: Không có En xa thì không có Aragông, tức là Enxa đẻ ra Aragông.
Ở bài khác một thí sinh nghĩ ra : Trước khi lấy Enxa, Aragông đã có 4 người vợ, gặp gỡ và quen biết rất nhiều cô gái...
Lại có TS viết : Aragông gặp Ennxa cuối năm 1928. Mấy chục ngày sau khi gặp Enxa ông chán trường tuyệt vọng ông định tự sát.
Và có rất nhiều câu ngô nghê:
- Enxa đóng vai trò như một bộ phận trên cơ thể Aragông vậy.
- Enxa đã kéo Aragông ra khỏi chủ nghĩa Tơriôlê.
- Tái sinh ra hồn thơ Aragông, kéo ông ra khỏi cách mạng. Cách mạng siêu hiện thực cho ông thâm nhập sâu vào lý tưởng cách mạng tháng mười. Trong lúc bi quan không tìm thấy ánh sáng thì Enxa đã đến vực ông dậy cho ông thấy hướng đi của cuộc đời.
Câu 2 đề 1 hỏi: Suy nghĩ của anh /chị về nhan đề tác phẩm Mảnh trăng cuối rừng của Nguyễn Minh Châu. Rất nhiều bài làm của TS đã nó nhăng nói cuội, tỏ ra không hiểu gì về ý nghĩa nhan đề cũng như tác phẩm. TS dùng từ rất tùy tiện: Nguyệt và trăng luôn hòa quyện với nhau, lúc ẩn lúc hiện, mờ ảo đan xen vào nhau, hai vầng trăng đó treo lủng lẳng trong tâm hồn Lãm và trong tâm trí người đọc.
Một TS khác hồn nhiên: Nguyệt và Lãm, Nguyệt ở nông trường, Lãm đến gặp Nguyệt và họ yêu nhau.
Có TS bình về mảnh trăng: Mảnh trăng cuối rừng ở đây không phải là "mảnh trăng khuyết", không phải là "mảnh trăng hơi hơi khuyết" cũng không phải là "mảnh trăng tròn vành vạnh" mà là mảnh trăng ở cuối bìa rừng...
Câu 3 đề 1 Phân tích đoạn thơ trong bàiBên kia sông Đuống của Hoàng Cầm, nhiều TS tỏ ra không một chút hiểu về ý nghĩa biểu tượng của hình tượng nghệ thuật"Chó ngộ một đàn/Lưỡi dài lê sác máu và Mẹ con đàn lợn âm dương/chia lìa đôi ngả/ Đám cưới chuột đang tưng bừng rộn rã /Bây giờ tan tác về đâu". Nhiều bài đã có cách hiểu theo nghĩa đen, cụ thể như sau:
- Chính lũ giặc đã làm cho những con chó đó ngộ, lưỡi dài lê toàn máu, ngã lăn ngã lộn ở ngoài bờ hoang.
- Khi tất cả những đã hoang tàn đổ nát thì những con vật nuôi yêu quý cũng phát dại phát điên chạy khắp đường thôn ngõ xóm.
- Xưa kia thường thì chuột bao giờ cũng tưng bừng rộn rã hơn các loài vật khác vậy mà trong giờ phút này chúng không biết đi đâu về đâu mỗi con một nơi tan tác một bầy...
- Chuột ngày xưa chịu sự thống trị của mèo, mèo ngày xưa cai trị chuột thì bây giờ cả mèo và chuột đều bị chó đàn áp. TS còn "sáng suốt" đề xuất:Có lẽ bức tranh đám cưới chuột cho chó vào thì sẽ sinh động hơn.
Cũng có TS hiểu ý nghĩa theo kiểu sau: Đám cưới chuột là thể hiện sự đoàn tụ sinh sôi của cả dân tộc vậy mà chúng tàn phá, chia sẻ có nghĩa là triệt phá sự sinh.
Đề 2 câu 3: Phân tích diễn biến tâm trạng bà cụ Tứ trong tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân. Nhiều TS viết rất tự nhiên, kể ra những chi tiết không hề có trong tác phẩm:
- Bà cụ Tứ vừa đi vừa lẩm bẩm tính toán tiền lãi khi đi chợ về. Mái tóc bà đã bạc nửa đầu. Khi nhìn con bà cười để lộ ra những chiếc răng đã rụng và những chiếc răng chuẩn bị rụng.
- Bà cụ Tứ đi làm lúc ông cụ Tứ đang ngủ, cô con gái bê một chậu quần áo to đi giặt, thấy một đống rác to giữa cửa, cô hất tung đống rác.
Có TS liên hệ, liên tưởng: Cách đây 10 năm em lại nhớ đến nhà em làm ăn thua lỗ nhưng em vẫn nhớ có một lần em ốm mẹ em thức trắng đêm lấy khăn chườm đắp cho em, rồi mẹ hỏi em thích ăn gì? Em trả lời rằng em thích ăn phở. Mẹ em bưng về cho em một tô phở nóng. Ngày đó nhà em chỉ ăn ngày hai bữa cơm nhưng tối hôm đó em vẫn ăn thêm một tô phở nữa. Em hỏi mẹ em mẹ có ăn cơm không, mẹ em trả lời mẹ em không ăn gì sau này em mới biết mẹ em đã nhịn để mua 2 tô phở cho em ăn. Bây giờ nhắm mắt lại 10 năm trôi qua bây giờ em học đến lớp 12 được học bài Vợ nhặt, em thấy tấm lòng bà cụ Tứ sao giống mẹ em thế.(Ghi nguyên văn dấu chấm, phẩy trong bài của TS.)
Có bài dùng hình ảnh so sánh:
- Tình yêu thương của bà cụ Tứ như một cánh hoa muộn mằn, cánh thứ nhất dành cho anh cu Tràng, cánh thứ hai dành cho cô con dâu.
- Cuộc đời của bà cụ Tứ một phần nổi bảy phần chìm.
- Sau một hồi im lặng sao giờ cụ nói dài thế. Thật chẳng khác nào một bài hát.
TS bàn về Anh Tràng và cô vợ nhặt:
- Anh Tràng sống bằng nghề kiếm củi. Một hôm anh đi trên đường đọc một câu vè thì một cô gái xuất hiện...Không biết cô ta từ đâu tới, theo anh về làm vợ.
- Tự nhiên lại có một cô gái đến nhà mình ở đây và đuổi cô cũng không đi.
- Tuy vợ anh không xinh đẹp gì nhưng cái số phận mà ông trời sắp đặt hai người sống trong một ngôi nhà không khang trang những lúc mưa thì hai người chỉ biết ôm nhau ở 1 chỗ người không ướt và chờ đến trời sáng.
- Khi Tràng về dắt theo một cô gái, lúc Tràng ngủ thì cô bé đó cứ đứng ở đầu giường, bà ngạc nhiên không biết là ai...Tràng là một người xấu xí trong làng không cô gái nào bén mảng đến thế mà giờ lấy được một cô vợ chỉ qua những tiếng sáo và cái bánh bao mà lấy được vợ không cần mất một hào nào. (TS đã nhớ tới tiếng sáo trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài và bánh bao trong tác phẩm Thuốc của Lỗ Tấn)
Đề thi cho TS hệ Bổ túc có câu hỏi: Nêu cảm nhận của Tố Hữu về thơ Nguyễn Du : Tiếng thơ ai động đất trời ... Có TS đã viết: Tố Hữu , Nguyễn Du chơi với nhau từ nhỏ, khi nghe tin Nguyễn Du mất, Tố Hữu xúc động viết thơ.
Về bài thơ Chiều tối của Hồ Chí Minh có TS hoàn toàn không hiểu gì cứ "sáng tác" hồn nhiên hai câu : Cô em xóm núi xay ngô tối/ xay hết lò than đã rực hồng:Khi màn đêm buông xuống lẽ ra các cô gái phải được nghỉ ngơi chau chuốt cho bản thân nhưng những cô gái nơi xóm núi này đã xem nhẹ những vẻ đẹp đời thường mà giành hết thời gian vào công việc, họ lao động không biết mệt mỏi, đêm cũng như ngày. Các cô gái lao động xóm núi cố gắng làm việc. Họ xay ngô cả đêm khi xay hết cũng là lúc mặt trời mọc mà ở đây tác giả thể hiện sự hăng say làm việc quên thời gian đó được thể hiện qua câu thơ: Xay hết là than đã rực hồng. Lúc xong công việc thì cũng là lúc mặt trời mọc bắt đầu một ngày mới.
Còn rất nhiều những câu văn lủng củng, ngô nghê của TS khiến chúng tôi không thể nhịn cười nhưng sau đó lại thấy buồn cho tình hình các học sinh học văn hiện nay. Là những giáo viên yêu nghề và có trách nhiệm, thiết nghĩ chỉ cần qua những dẫn chứng rất cụ thể trên đây, chúng ta không thể để hiện tượng viết văn kiểu này cứ tiếp tục tái diễn ở những kì thi sau!
Về Đầu Trang Go down
https://fama2.forumvi.net
 
Văn Chương
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Văn Chương

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
A2 vô đối! :: ::: KHU VỰC HỌC HÀNH :::-
Chuyển đến