Nói tiếng Anh “biến hoá” như teen Việt
Đã qua rồi cái thời 8X ngày xưa vẫn hay trêu nhau kiểu “lemon question” (chanh hỏi = chảnh!), “no table” (miễn bàn!) rồi “no star where” (không sao đâu!). Teen Việt bây giờ có thể sử dụng tiếng Anh theo những cách đa dạng hơn nhiều.
Nói tắt bằng tiếng Anh cho ngắn gọn!
Trong thời đại bùng nổ công nghệ số như hiện nay, chắc hẳn khó có bạn nào mà không biết đến những “email, blog, chat, game online”… Tất cả những từ này rõ ràng toàn là tiếng Anh. Nhưng giới trẻ thường gọi những điều này bằng đúng cái tên gốc tiếng Anh của nó. Vì sao vậy?
Chúng tớ đã thử thăm dò ý kiến của một số bạn trẻ. Hầu hết trong số đó đều giải thích rằng bởi lẽ khi dịch nghĩa sang tiếng Việt, những từ trên sẽ rất dài, ví dụ: blog sẽ dịch thành “trang nhật kí điện tử cá nhân”, chat sẽ là “tán gẫu qua mạng Internet”, rồi email sẽ là “thư điện tử”, và game online là “trò chơi trực tuyến trên mạng Internet”…nên điều đương nhiên, nói luôn bằng tiếng Anh sẽ ngắn gọn hơn rất nhiều!
Hương Lan (18 tuổi) chia sẻ: “Có rất nhiều từ dịch sang tiếng Việt, nghe hơi bị “kì cục”, như kiểu nếu mình để status trên Y!M là “Khi nào online thì buzz tớ nhé”, thì sẽ dịch ra chuẩn nghĩa tiếng Việt như thế nào đây?”
Còn với Quang Anh (16 tuổi), cậu cho rằng việc nói tắt bằng tiếng Anh là để cho…nhanh! “Tớ thấy rằng ví dụ như chat tiếng Anh, chỉ cần hỏi một câu “ASL?” (age/sex/location?) – nhanh gọn cho cả 3 vấn đề; trong khi khi chat bằng chuẩn tiếng Việt, tớ sẽ phải hỏi tận 3 câu!”.
Trong ngôn ngữ “chat chit” của teen, sẽ không còn đơn thuần là những nụ cười được viết biểu lộ “ha ha hi hi he he” nữa; mà thay vào đó, là những cụm từ viết tắt bằng tiếng Anh như “LOL” (Laugh out loud) hay “LMFAO” (Laugh My Friggin’ Ass Off)…
Khi sử dụng điện thoại di động, nhiều bạn còn nói tắt “nhắn tin” thành “text”, gọi điện thoại thành “phone”, gọi hòm thư thoại luôn là “gọi voice mail box”… cũng không hẳn là để nhanh hơn, mà chỉ đơn giản được giải thích là “cho dễ hiểu” (dù không phải lúc nào cũng như vậy!)
Thanh toán tiền, teen chỉ cần giơ tay lên và nói “Check”. Rút tiền từ máy ATM, từ “check tài khoản” cũng được áp dụng luôn. Đặt bàn trước ở một quán ăn/ mua vé máy bay, một số bạn còn thay thế luôn từ “đặt chỗ/đặt vé” thành “book”.
Và nếu bạn để ý, thì ngay từ đầu bài viết, cụm từ “thanh thiếu niên Việt Nam” cũng được “rút gọn” thành “teen Việt”. Đó cũng được coi là một cách nói tắt rất ngắn, phải không?
Và những cách nói lái “tắc kè hoa”
Đã qua rồi cái thời 8X ngày xưa vẫn hay trêu nhau kiểu “lemon question” (chanh hỏi = chảnh!), “no table” (miễn bàn!) rồi “no star where” (không sao đâu!). Teen bây giờ đã “chế” ra rất nhiều những câu mới.
Ngày trước có “seven love” (thất tình) thì bây giờ có thêm kiểu “donkey love” (lừa tình); câu “I want to kiss toilet you” (Anh muốn cầu hôn em) được thay thế bằng “I don’t want toilet, only want kiss you ok?” (Anh không muốn cầu, chỉ muốn hôn em được không?)…
Minh Hương (19 tuổi) tâm sự: “Lúc đầu tớ được xem trên mấy forum, thấy cũng hay hay; nhưng nói chung thì tớ cảm thấy nó hơi “phản cảm”, chỉ mang tính chất trêu đùa là chính, chứ nói ra mồm thì chẳng vui gì cả!”.
Hoàng Dũng (17 tuổi) lại cho rằng: “Thực ra thì ngôn ngữ “tắc kè hoa” như thế cũng vui vui, đọc xong chỉ muốn lăn ra cười. Tớ rất thích 2 câu là “Sugar you you go, sugar me me go”> )"h lăn ra cười. Tiểu.nh Đường anh anh đi, đường tôi tôi đi) với cả “Sugar sugar ajinomoto ajinomoto” (Đường đường chính chính). Tuy nhiên, nếu mà dùng để làm ngôn ngữ nói thì cũng hơi…pó tay!
Thực tế thì đây là một cách nói ghép từ tiếng Anh theo kiểu tiếng Việt, với mục đích “gây cười” chứ không phải là một cách nói chuẩn, cũng như không hề tạo nên bất cứ một phong trào nào.
Hầu hết teen Việt chỉ dùng ngôn ngữ này để trêu đùa nhau, chứ cũng ít thấy bạn nào sử dụng ngôn ngữ “tắc kè hoa” dạng này để giao tiếp.
“Fun fun” về một số cách nói tiếng Anh theo kiểu tiếng Việt:
Thích thì chiều: Like is afternoon
Vô Tư Đi: No Four Go
Đau muốn chết: Sick Want Die
Má em thơm lắm: Mother sister pineapple too
Ô mai: Umbrella tomorrow
Xấu hổ: Ugly tiger